Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
Công ty cổ phần BCG Land (mã chứng khoán BCR) ngày 1.3 công bố thông tin bất thường cho biết đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về quyết định khởi tố bị can đối với người nội bộ của công ty, bao gồm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Huỳnh Thị Kim Tuyến và Phó tổng giám đốc Lê Nông. Đồng thời văn bản khẳng định mọi hoạt động công ty vẫn diễn ra bình thường. Đây là công ty thành viên chủ chốt của Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG).Đồng thời, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) cũng công bố được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc có quyết định khởi tố bị can đối với người nội bộ là bà Huỳnh Thị Kim Tuyến - Phó chủ tịch HĐQT. Theo Tracodi, mọi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường.Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến hiện cũng là thành viên Ban kiểm soát của BCG Energy (BGE). Cả 3 công ty BCG Land, BCG Energy và Tradico đều là các công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital. Vào ngày 1.3, Bamboo Capital đã công bố việc được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch HĐQT. Bamboo Capital cho biết kể từ ngày 27.4.2024, ông Nguyễn Hồ Nam đã từ nhiệm và không còn giữ các chức vụ tại công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo tạm ngừng giao dịch đối với trái phiếu HIC12103 từ ngày 25.2 của Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios và trái phiếu BCR12101 của Công ty cổ phần BCG Land. Lý do tạm dừng đều là theo yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.BCG Land phát hành lô trái phiếu BCR12101 vào ngày 31.3.2021, với tổng giá trị 2.500 tỉ đồng và kỳ hạn ban đầu 36 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 31.3.2024. Sau đó công ty được chấp thuận gia hạn lên 60 tháng, tức ngày đáo hạn mới là 31.3.2026. Còn lô trái phiếu của Helios có tổng giá trị 3.000 tỉ đồng, được phát hành ngày 23.6.2021, với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. Lô trái phiếu có kỳ hạn ban đầu 36 tháng, lãi suất 11%/năm, ngày đáo hạn ban đầu là 23.6.2024. Tuy nhiên, đến tháng 9.2023, Helios đã điều chỉnh kỳ hạn lên 60 tháng, kéo dài thời gian đáo hạn đến 23.6.2026. Đáng chú ý, trái phiếu của Helios được bảo lãnh thanh toán bởi BCG Land.Gắn kết gia đình với căn hộ 3 phòng ngủ tại Khai Sơn City
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Hoang mang vì vỡ hụi
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập.
Chiều 25.2, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng (Trưởng đoàn kiểm tra) và Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư.Theo quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được công bố, nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; tổ chức thực hiện Chỉ thị 35 về đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Kết luận 123 của T.Ư Đảng về bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%.Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết nội dung của đoàn kiểm tra là đánh giá kết quả thực hiện trong quán triệt và tổ chức thực hiện trên thực tế của các cấp ủy đảng với 4 nhiệm vụ rất quan trọng.Theo ông Lê Minh Hưng, đây là nét mới trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. "Việc kiểm tra được tiến hành ngay sau khi T.Ư Đảng, Bộ Chính trị ra nghị quyết, để đánh giá việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện như thế nào ngay từ khi mới ban hành chứ không đợi sau này mới sơ kết, tổng kết", ông Hưng nhấn mạnh.Trưởng ban Tổ chức T.Ư cũng nhấn mạnh, việc kiểm tra đặt trong bối cảnh các tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức vừa thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy còn giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm bắt khó khăn, vướng mắc nảy sinh để kịp thời chỉ đạo, xử lý, giúp bộ máy hoạt động thông suốt; cùng đó phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để nhân rộng.Với nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, ông Lê Minh Hưng cho biết, tại Kết luận 126 mới đây, Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư phải hoàn thành kiện toàn nhân sự, quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức đảng đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu giúp việc của các đảng ủy mới thành lập và cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc.Cùng đó, phải rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc. Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng về trực thuộc T.Ư MTTQ Việt Nam, đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan."Đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp và văn bản có liên quan", ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh, và đề nghị Đảng ủy MTTQ nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.Theo ông Hưng, việc triển khai đúng tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", làm kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng phải nhanh. "Theo Kết luận 126 thì bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào, đi kèm với việc đó là các tổ chức chính trị xã hội từ T.Ư đến địa phương sắp xếp lại ra sao? Các tổ chức đảng tới đây sắp xếp thế nào?", ông Lê Minh Hưng cho biết và nói đây là vấn đề đang phải nghiên cứu nhanh để báo cáo T.Ư, vì T.Ư Đảng có thể họp trước tháng 5. Với đề án bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%, ông Lê Minh Hưng cũng đề nghị Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư tham gia huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phòng, chống lãng phí để đạt được mục tiêu T.Ư đề ra.
Thịt kho dừa - món ngon bình dân những ngày Hà Nội giãn cách
Sáng 15.3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, xây dựng đề án trình Bộ Chính trị.Hiện khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.Ban chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Do đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Đồng thời, đề án cần lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…Phó thủ tướng cũng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…Lấy ví dụ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp trong triển khai các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia, Phó thủ tướng cho rằng cần làm sao để nghị quyết của Bộ Chính trị khi ban hành sẽ giúp tạo sự yên tâm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi, giúp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển lành mạnh, hiệu quả. "Việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào", Phó thủ tướng ví von.